23.  GIÚP VUI:          

 

Chúa Nhật 17/12.

ĐTC dâng lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

 

 

Đ

oạn Phúc Âm này (Lk 3:10, 12, 14), ở một nghĩa nào đó, nhắc nhở chúng ta về những cuộc hội họp Mừng Kỷ Niệm đối với các loại về xã hội hay nghề nghiệp khác nhau. Nó cũng nhắc nhở chúng tôi về anh chị em nữa, hỡi anh chị em thân mến: bằng việc hành hương Mừng Kỷ Niệm của anh chị em, như thể anh chị em cũng đến để hỏi rằng: ‘Chúng tôi phải làm gì?’. Câu trả lời đầu tiên do lời Chúa cống hiến cho anh chị em đó là một lời mời gọi anh chị em hãy tái nhận thức lại niềm vui. Không phải hay sao Cuộc Mừng Kỷ Niệm – một từ ngữ liên quan đến chữ ‘mừng rỡ hân hoan’ – là một nỗi hớn hở đầy vui thú, vì Chúa đã đến ở giữa chúng ta và ban cho chúng ta tình yêu của Người? (đoạn 3.1).

 

“Tuy nhiên, niềm vui phát xuất từ ân sủng thần linh này không phải là một thứ hạnh phúc hời hợt hay lều bều vậy thôi. Nó là một niềm vui sâu xa, bắt nguồn từ cõi lòng, một niềm vui có thể tràn lan khắp cả đời sống của người tín hữu. Một niềm vui có thể đồng hành với những khó khăn, thử thách, thậm chí - dù có mẫu thuẫn mấy đi nữa – với cả khổ đau và sự chết...” (đoạn 3.2).

 

“Quí bạn thân mến, nhiều người trong quí bạn làm nghề giúp vui quần chúng, bằng việc sáng tác và sản xuất những màn trình diễn với mục đích tạo cơ hội xả hơi và giải trí lành mạnh. Nếu niềm vui của Kitô giáo theo đúng nghĩa của nó được tìm thấy ở một cấp độ thiêng liêng trực tiếp hơn, thì dầu sao nó cũng bao gồm cả việc hoan hưởng lành mạnh những gì là tốt lành cho tâm trí cũng như thể xác nữa. Bởi thế, xã hội phải biết ơn những ai sản xuất và trình bày những buổi phát thanh phát hình cùng những chương trình học hỏi và giải trí, những thứ giúp vui mà không vô loài, tếu táo song không bậy bạ. Việc phổ biến niềm vui chân chính có thể là một hình thức thực sự của đức bác ái xã hội” (đoạn 3.3).

 

“Bởi vậy, hôm nay đây, quí vị nhân viên trong giới giúp vui thân mến, Giáo Hội, như Thánh Gioan Tẩy Giả, gửi đến anh chị em một sứ điệp đặc biệt. Một sứ điệp phải được diễn đạt bằng những lời này, đó là: trong việc làm của mình, quí vị hãy nhớ đến thành phần là khán thính giả của quí vị, đến quyền lợi và nỗi mong đợi hợp tình hợp lý của họ, nhất là khi nó là vấn đề về thành phần còn đang được giáo dục. Đừng để cho mình bị chi phối bởi lợi lộc thuần kim tiền hay ý hệ. Đó là nguyên tắc luân lý căn bản của những việc truyền thông xã hội, những việc mà mỗi người trong quí vị được kêu gọi để áp dụng vào phạm vi hoạt động của mình...” (đoạn 4.1).

 

“Nhất là những ai trong quí vị được quần chúng biết đến nhiều hơn thì lúc nào cũng cần phải ý thức về trách nhiệm của mình. Qúi bạn thân mến, người ta nhìn vào quí bạn một cách trìu mến và thích thú. Quí bạn hãy luôn luôn là những mẫu người tích cực và kiên trì cho họ thấy, mẫu người có khả năng tiêm nhiễm lòng tin tưởng, tính lạc quan và niềm hy vọng” (đoạn 4.2).

     

“... Phải, quí bạn thân mến, quí bạn là những người hoạt động với hình ảnh, cử điệu và âm thanh; nói cách khác, quí bạn hoạt động về ngoại tại. Chính vì lý do này mà quí bạn phải là những con người nam nữ có một nội tâm sâu xa và có khả năng phản tỉnh. Thiên Chúa ngự trong chúng ta, sâu xa hơn chính thâm cung của chúng ta, như Thánh Âu-Quốc-Tinh nhận định. Nếu quí bạn biết đối thoại với Ngài, quí bạn sẽ có khả năng hơn nữa trong việc truyền thông cho tha nhân. Nếu quí bạn có một nhận thức sâu sắc về sự thiện, sự thật và sự mỹ, thì những sản phẩm sáng tạo của quí bạn, cho dù đơn giản nhất, cũng có tính chất thẩm mỹ và luân lý tốt đẹp” (đoạn 4.3).

 

Giáo Hội gần gũi với quí bạn và tin tưởng nơi quí bạn! Giáo Hội mong thấy quí bạn làm thấm nhập vào hát bóng, truyền hình, truyền thanh, kịch nghệ, xiệc thuật và mọi hình thức giúp vui thứ ‘men’ Phúc Âm khiến cho mọi thực tại của loài người triển nở đến mức tối đa khả năng tích cực của chúng” (đoạn 5.1).

 

Không thể nào nghĩ đến một việc truyền bá phúc âm hóa mà lại không bao gồm cả thế giới của quí bạn, một thế giới giúp vui, một thế giới rất quan trọng trong việc hình thành tâm trí và thói quen. Tôi đang nghĩ đến nhiều sáng kiến trong việc trình bày sứ điệp Thánh Kinh cũng như di sản truyền thống Kitô giáo rất phong phú bằng ngôn ngữ của các thể thức, âm thanh và hình ảnh qua kịch ảnh, chớp bóng và truyền hình. Tôi cũng đang nghĩ đến những việc làm và chương trình không thuần tôn giáo nhưng vẫn có khả năng nói với cõi lòng con người, bằng việc tác động họ suy tư, đặt vấn nạn và tìm hiểu” (đoạn 5.2).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 20+27/12/2000, trang 1 và 2)